Phụ huynh ngày nay đang có nhu cầu gửi con đi học sớm nên nhu cầu dạy và học tăng cao, dẫn việc ngày càng có nhiều trường mầm non được mở ra. Nếu bạn cũng đang có một ý tưởng mở trường mầm non tư thục nhưng chưa biết thủ tục pháp lý, những công việc điều hành quản lý như thế nào thì hãy tham khảo bài viết này nhé!
1. Điều kiện và thủ tục cần thiết để thành lập trường mầm non tư thục
1.1. Điều kiện để thành lập trường mầm non tư thục
Về pháp lý, theo Mục 1 Điều 3 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện để thành lập trường mầm non tư thục như sau:
Có đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.
1.2. Thủ tục cần thiết để thành lập trường mầm non tư thục
Thủ tục cần thiết để thành lập trường mầm non tư thục theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP), quy định như sau:
Về hồ sơ thành lập trường mầm non tư thục
- Tờ trình đề nghị thành lập của tổ chức hoặc cá nhân cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ (cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 03 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong từng giai đoạn).
Trình tự thực hiện việc thành lập trường mầm non tư thục
- Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan. Nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Kinh nghiệm quản lý trường mầm non tư thục
2.1. Quản lý trường mần non là gì? Mục tiêu của quản lý trường mầm non tư thục
Quản lý trường mầm non là công việc điều hành, điều chỉnh các hoạt động diễn ra trong nhà trường. Với mục đích vận hành hiệu quả bộ máy trường học, nâng cao chất lượng giáo dục và chăm sóc trẻ, đảm bảo trẻ được học tập trong môi trường chất lượng, an toàn đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ.
2.2. Quản lý trường mầm non bao gồm những công việc gì?
Quản lý trường mầm non bao gồm các công việc:
- Quản lý về chất lượng học sinh.
- Quản lý về số lượng học sinh, phân chia nhóm, lớp.
- Quản lý về dinh dưỡng mầm non
- Quản lý về chất lượng giáo dục.
- Quản lý về nội dung, phương pháp giảng dạy, chăm sóc.
- Quản lý về nhận thức, kiến thức và những kỹ năng của trẻ.
- Lên kế hoạch tổ chức các hội thi, hoạt động ngoại khoá và dã ngoại cho học sinh.
- Quản lý giáo viên, nhân viên xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
- Quản lý các hoạt động, phong trào thi đua, khen thưởng cho giáo viên và học sinh.
- Hỗ trợ nghiên cứu, hướng dẫn soạn giáo án cho giáo viên.
- Quản lý, tuyển dụng nhân sự và giáo viên cho trường.
- Quản lý về tài chính.
- Quản lý về cơ sở vật chất.
- Quản lý về môi trường và an toàn.
- Báo cáo toàn bộ tình hình hoạt động của trường cho ban lãnh đạo giáo dục.
- Quản lý các hoạt động chung diễn ra tại trường.
- Điều phối chuyên môn, giám sát việc thực hiện các công việc hàng ngày của giáo viên tại trường.
- Lập kế hoạch phát triển trường, quảng bá rộng rãi.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và chăm sóc trẻ.
- Quản lý mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Quản lý quy chế nội bộ của trường.
2.3. Một số kinh nghiệm quản lý trường mầm non tư thục hiệu quả
Xây dựng và triển khai các biện pháp quản lý giáo dục cho trường mầm non
Nâng cao chất lượng công tác xây dựng các biện pháp, kế hoạch và triển khai thực hiện, xây dựng kế hoạch trong năm là công việc cần thiết, kế hoạch phải đổi mới, mang lại hiệu quả và có tính khả thi cao.
Tạo dựng và mở rộng các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong và ngoài giúp ích cho việc nâng cao hiệu quả quản lý trường mầm non bao gồm mối quan hệ với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương và cộng đồng, mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường, phát triển quan hệ giữa nhà trường với gia đình học sinh và hợp tác quốc tế.
Đảm bảo chất lượng giáo dục đạt chuẩn và đạt hiệu quả
Chất lượng giáo dục mầm non cần đảm bảo các tiểu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, cơ sở vật chất, các vấn đề liên quan khác của nhà trường.
Quản lý và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Trong các trường mầm non, đội ngũ giáo viên mầm non là lực lượng chủ yếu giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo. Vì vậy, chăm lo phát triển đội ngũ giáo viên mầm non là nhiệm vụ trung tâm, là ưu tiên hàng đầu trong việc quản lý trường mầm non. Cần tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên mần non tham gia các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, thường xuyên tổ chức các chuyên đề dạy học,… Ngoài ra, phải phân chia số lượng giáo viên vào các lớp cho hợp lý nhằm đảm chất lượng giảng dạy và chăm sóc trẻ.
Chú trọng và đảm bảo cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là một trong những tiêu chí để đánh giá một trường mầm non đạt chuẩn. Do đó, cần phải đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, an toàn, đảm bảo đầy đủ các công cụ hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
3. Ứng dụng hệ thống phần mềm vào quản lý mầm non tư thục hiệu quả
Có thể thấy được việc quản lý trường mầm non gặp rất nhiều khó khăn nếu chỉ làm việc trên giấy tờ. Với thời đại công nghệ tiên tiến hiện nay việc xây dựng và đưa các phần mềm vào để quản lý trường mầm non hiệu quả đã giúp giải quyết mọi vấn đề, các chương trình quản lý đã được đồng bộ trong một phần mềm duy nhất giúp công việc quản lý trở nên dễ dàng hơn.
3.1. Phần mềm quản lý mầm non tư thục miễn phí
Phần mềm quản lý mầm non miễn phí cung cấp các dịch vụ quản lý như: Quản lý học sinh, quản lý học phí, điểm danh, tính học phí, theo dõi nợ học phí, lập phiếu thu học phí,… đang được sử dụng rộng rãi là Excel vì tính năng đơn giản và được cài đặt sẵn trên máy tính. Để hiểu rõ kỹ hơn về các tính năng và cách tải bạn có thể tham khảo (link).
3.2. Hệ thống phần mềm quản lý mầm non tư thục chuyên nghiệp
Hiện nay có nhiều phần mềm quản lý trường mầm non chuyên nghiệp mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn với những tính năng bao quát toàn diện trong các khâu quản lý như:
- Quản lý học sinh: Quản lý tất cả thông tin của học sinh và phụ huynh, quản lý danh sách các lớp học giúp nhà trường dễ dàng kiểm soát.
- Quản lý giáo viên: Quản lý tất cả thông tin của giáo viên, bố trí lịch dạy học cho giáo viên, chấm công và tính lương chính xác cho giáo viên.
- Quản lý nội bộ: Quản lý các công việc nội bộ, quỹ thu chi của nhà trường một cách rõ ràng.
- Quản lý học tập: Quản lý thông tin về bài học, bài thi, quá trình học tập của học sinh giúp giáo viên dễ dàng theo dõi và điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp.
- Quản lý học phí: Tính năng này cho phép nhà trường tạo ra các khoản thu phí khác nhau, nhà trường có thể theo dõi và cập nhật thông tin học phí của các học sinh và tự động thông báo đến phụ huynh bao gồm các khoản thu, hạn nộp,…
- Thời khoá biểu: Xếp lịch học, lịch nghỉ rõ ràng tiện cho giáo viên và phụ huynh theo dõi.
- Điểm danh: Điểm danh và cập nhật lên hệ thống ngày học và ngày nghỉ của học sinh tiện cho giáo viên, nhà trường theo dõi và sắp xếp phần ăn phù hợp.
- Ứng dụng sổ liên lạc điện tử: Thông qua tính năng này nhà trường và phụ huynh giao tiếp, trao đổi qua lại dễ dàng hơn, phụ huynh có thể nhận được thông tin về báo học phí, lịch học, thực đơn, tiến độ học tập của con em mình. Những hoạt động giáo dục, văn hóa của trường sẽ tổ chức cũng như thông tin về những vấn đề đặc biệt liên quan đến trẻ.
- Quản lý thực đơn: Nhà trường có thể quản lý và theo dõi định mức dinh dưỡng của học sinh từ đó đưa ra các bữa ăn có chế độ dinh dưỡng đầy đủ với các món ăn phù hợp và thay đổi cho bé.
Phần mềm quản lý mầm non của Halozend iSchool sẽ cung cấp đầy đủ các tính năng mà một phần mềm quản lý hiệu quả phải có, giải quyết mọi khó khăn trong khâu quản lý của nhà trường.
Qua bài viết này bạn có thể thấy được việc mở một trường mầm non và quản lý tốt gồm rất nhiều quy trình và các khâu quản lý. Hy vọng với một số chia sẻ trên đây đã giúp cho bạn có thêm định hướng cho việc mở một trường mầm non tư thục của mình. Chúc bạn thành công!